Chọn thiết bị cắt lọc sét cho tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối là thiết bị bắt buộc phải có trong tòa nhà, nhà máy, trạm phân phối điện, là nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điện trong việc phân phối điện đến toàn bộ hệ thống.
Có 2 loại tủ điện phân phối là tủ điện phân phối tổng (MSB: Main Switch Board) và tủ phân phối (DB: Distribution Board).
Thiết bị cắt lọc sét cho tủ điện phân phối là bộ phận không thể thiếu, với nhiều dòng sản phẩm và thương hiệu đa dạng, việc lựa chọn thiết bị cắt lọc sét phù hợp và uy tín là vấn đề không đơn giản, hãy cùng CVC tìm hiểu và chọn thiết bị cắt lọc sét cho tủ điện phân phối nhé.
Việc đầu tiên cần quan tâm là vị trí lắp đặt tủ điện.
Nếu lắp chống sét ở tủ điện phân phối tổng, nơi đấu nối trực tiếp với trạm biến áp của điện lực, cường độ sét đánh trực tiếp rất mạnh. Do đó, phải chọn dòng type 1, hoặc type 1+2, là loại chống sét có thông số Iimp (impulse current), là khả năng cắt sét trực tiếp, do Việt Nam nằm khu vực nhiệt đới gió mùa, số lượng sét đánh tăng cao trong mùa mưa bão, nên chọn dòng Iimp là 12.5kA hoặc 25kA là hợp lý.
Nếu là tủ phân phối, lắp sau tủ tổng, chọn type 2 với Imax là 40kA là phù hợp. Imax là khả năng cắt sét gián tiếp, là thông số thể hiện cường độ sét có thể cắt được trong 20 lần.
Thứ 2 là địa điểm xây dựng.
Những khu vực trống trải, khu vực nhiễu động khí quyển mạnh, hoặc những khu vực lắp trạm viễn thông, là những nơi có cường độ sét mạnh nhất, tủ điện phân phối lắp đặt những khu vực này nên chọn dòng Iimp là 25kA.
Còn những khu vực ít xuất hiện sét đánh, hoặc khu vực xây dựng hệ thống chống sét tốt như khu công nghiệp, các khu vực tập trung nhiều tòa nhà chung cư, thì Iimp 12.5kA là phù hợp.
Thứ 3 là cấu hình network của chống sét.
Có 3 loại network chính bên trong chống sét là TT, TNS và TNC.
TT bao gồm 3 MOV ở 3 cực L1, L2 và L3 mắc song song, và được mắc nối tiếp với GDT (Gas Discharge Tube) và nối đất.
TNS bao gồm 4 MOV ở 4 cực L1, L2, L3 và N mắc song song, và nối đất.
TNC bao gồm 3 MOV ở 3 cực L1, L2, và L3 mắc song song, và được nối đất chung với cực N.
Việc chọn loại network nào tùy thuộc vào yêu cầu thực tế và ngân sách chủ đầu tư.
Thứ 4 là phụ thuộc thiết bị bảo vệ phía sau tủ điện.
Khi lắp thiết bị cắt lọc sét cho tủ điện phân phối, trong quá trình cắt sét, ở 2 đầu thiết bị sẽ xuất hiện điện áp dư xung sét (Up: residual voltage).Chống sét type nhỏ thì điện áp dư xung sét lớn:
Type 1: <2kV
Type 1+2 <1.4kV
Type 2 <1.2kV
Type 2+3 <0.8kV
Trên đây chỉ là ví dụ, tùy từng model sẽ có Up chi tiết.
Up ảnh hưởng đến khả năng chịu điện thế của thiết bị bảo vệ, đối với những thiết bị nhạy cảm như thiết bị viễn thông, tin học, nên chọn type 2+3. Còn đối với những thiết bị chịu được điện thế lớn trong thời gian ngắn như bộ hiển thị điện, MCB, động cơ thì chọn type 1 hoặc type 2.
Một điểm cần lưu ý nữa là việc chọn cầu chì cho thiết bị cắt lọc sét cho tủ điện phân phối.
Vì thiết bị cắt lọc sét chỉ cắt được xung sét, còn đối với sự cố ngắn mạch xảy ra trong quá trình hoạt động, thì cần cầu chì để bảo vệ.
CVC cung cấp bảng chọn cầu chì cho từng loại chống sét:
Loại cắt lọc sét |
Dòng xả |
Loại cầu chì |
Model đề nghị |
STP T12 25 |
Limp 25kA |
250A gG |
NH1GG50V250 |
STP T12 12.5 |
Limp 12.5kA |
160A gG |
NH00GG50V160 |
STP T2 40 |
Imax 40kA |
100A gG |
NH000GG50V100 |
Stp t2 20 |
Imax 20kA |
63A gG |
NH000GG50V63 |
Trên đây là những thông tin cần thiết để có thể chọn thiết bị cắt lọc sét cho tủ điện phân phối. Khi có nhu cầu về sản phẩm, vui lòng liên hệ công ty Châu Vĩnh Cường theo số hotline: 0913 341 412, chúng tôi rất vui được phục vụ quý khách.